Kết quả Trận_Kunersdorf

Thương vong của Nga và Áo bị mất gần 15 nghìn quân (khoảng 5 nghìn liệt sĩ). Tổn thất của quân Nga trong trận này xem ra cũng cao không kém trận Zorndorf trước đó.[15] Về phía Phổ, đây là một thất bại ê chề với 6 nghìn người chết, 13 nghìn người bị thương, 172 khẩu pháo bị bắt (164 trong số đó là các khẩu pháo của Nga bị Phổ lấy mất trong đầu trận), 26 nghìn binh sĩ khác thì mạnh ai nấy chạy tán loạn. Chiếc mũ đội đầu của vua Phổ cũng bị lính Nga lấy mất và hiện nó được trưng bày trong bảo tàng Aleksandr Suvorov ở Xanh Pêtécbua. Ban đầu Friedrich ra đi với 5 vạn quân, sau trận đánh thì chỉ còn 3 nghìn binh sĩ theo nhà vua về đến đế đô Berlin. Đối với ông, đây là một thảm kịch ghê gớm nhất trong suốt con đường võ nghiệp lâu dài của ông, gây tàn phá rất nặng cho đất nước của ông.[16][17] Sau trận Hochkirch, một lần nữa ông đã đại bại.[18] Song, thất bại này là một lần hiếm hoi mà chiến thuật "đánh xiên" của ông không được khả thi.[19][20] Cố Thủ tướng ĐứcOtto von Bismarck, khi viết về bản lĩnh của Friedrich II Đại Đế và Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm I về sau, có nêu trận Kunersdorf ra như một trường hợp về thái độ chủ quan của vị vua Phổ thiên tài.[21]

Nếu trận Kunersdorf - một trận đánh được biết đến nhiều trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm[22] - là thảm họa của Phriđrích II thì nó lại đem lại tuyệt đỉnh vinh quang cho Xanticốp. Sau chiến thắng Kunersdorf[23], vị tư lệnh được nữ Sa hoàng Elizaveta của Nga phong hàm Nguyên soái và ban thưởng cho một huy chương có khắc dòng chữ "Người đánh bại quân Phổ" (Победителю над пруссаками). Còn Đại Công nương Maria Theresa của Áo tặng ông một chiếc nhẫn kim cương và một hộp đựng thuốc lá cũng được nạm kim cương. Tuy nhiên, vị Nguyên soái đã khiêm nhường nhận xét rằng những binh sĩ và thuộc tướng Nga dưới quyền ông đã góp phần không nhỏ cho chiến thắng Kunersdorf và ông có được chiến thắng này nhờ nắm trong tay rất nhiều tướng sĩ giỏi giang và dũng cảm. Có sách cho rằng, chính những người lính Nga đã đánh bại Friedrich II Đại Đế ở Kunersdorf chứ không phải là có võ tướng Nga[24]. Thắng lợi ấy cũng được xem là chứng tỏ sức mạnh của lực lượng Pháo binh Nga cùng với sự di chuyển mau lẹ và mãnh liệt của quân Bộ binh Nga[25]. Với việc quân sĩ của Friedrich II Đại Đế bị tan nát khi tấn công phòng tuyến của quân Nga,[26] chiến tích vẻ vang ở Kunersdorf đã đi vào lịch sử như một trong những thắng lợi gắn liền với quá trình trỗi dậy của Đế quốc Nga,[27] và cũng được coi là thể hiện khả năng phòng vệ tốt của quân Nga, cùng với các trận Poltava, Eylau, Borodino, Sevastopol hay hải chiến cảng Lữ Thuận.[28] Hai trận Kunersdorf và Borodino được đánh giá là thể hiện chủ nghĩa anh hùng bất khuất cũng như sức mạnh của quân Nga.[29] Với sự bền bỉ và lòng quả cảm phi thường của quân Nga được coi là đã thể hiện trong các trận đánh ở Zorndorf, Kunersdorf chống lại các dũng binh của Friedrich II Đại Đế và cuộc truy kích khi Napoléon Bonaparte chạy khỏi Moskva thì quân Nga đã đi vào lịch sử như một kẻ thù ghê gớm của cả Quốc vương Phổ lẫn Hoàng đế Pháp.[30] Khi những tuyến quân của nhà vua nước Phổ đối diện với quân Nga, ông đã giành chiến thắng đắt giá nhất của ông là trận Zorndorf và chuốc lấy thất bại đắt giá nhất của ông là trận Kunersdorf.[31]

Elizaveta còn vui sướng với thắng lợi này hơn cả với chiến thắng của quân Nga ở trận Gross-Jägersdorf hai năm về trước.[32] Tuy nhiên, do lo sợ thế lực đang lên của quân Nga sau chiến thắng, người Áo dường như không hành động gì nhiều để giúp đỡ quân Nga trong cuộc truy kích tàn binh Phổ (thực chất thắng lợi này cũng chứng tỏ sức mạnh của quân đội Áo[10]). Thế là Phriđrích có cơ hội hồi sức: 4 ngày sau đó, số binh sĩ tản mác được tập hợp gần như đầy đủ và vị vua Phổ có trong tay một đạo tàn binh kha khá chừng 32 nghìn quân và 50 khẩu pháo. Sự lề mề, thiếu đồng bộ của quân đồng minh đã khiến họ nhiều lần bỏ qua cơ hội nghìn vàng để dứt điểm hoàn toàn quân Phổ, điều này cho Phriđrích II có đủ thời gian để tiếp tục huy động người và của kéo dài cuộc chiến - điều này góp phần không nhỏ đến sự hình thành của "phép lạ nhà Bradenburg" đã cứu nước Phổ thoát khỏi thất bại trong cuộc chiến tranh. Thành thử, đại thắng ở Kunersdorf đã không thể dẫn đến một cái kết nào cho chiến tranh.[33] Trong suốt cuộc chiến, người Áo không bao giờ nhận thức được rằng quân Nga luôn thất bại trong việc phát huy thắng lợi của mình, mà điển hình như là chiến thắng Kunersdorf[34]

Trận Kunersdorf là trận đánh đầu tiên mà đơn vị pháo đội kỵ binh chuyên nghiệp đã được triển khai. Đây là sự kết hợp của kỵ binhpháo binh, trong đó toàn bộ thành phiên của pháo đội hoàn toàn cưỡi ngựa và pháo cũng được ngựa kéo. Các đơn vị này chỉ mới thành lập cách đó không lâu và chiến đấu trong đội hình Phổ. Mặc dù bị tiêu diệt trong trận đánh, lực lượng này đã được tổ chức lại trong cùng năm và đã tham chiến trong trận Maxen [35].

Friedrich Đại đế đã viết thư cho kinh kỳ Berlin vào tối sau cuộc chiến:

Sáng nay lúc 11 giờ Trẫm đã tấn công tặc binh... Tất cả quân đội của Trẫm đã lập nên kỳ tích, nhưng bị thiệt hại bi thương. Quân ta đã vào nhầm lẫn. Trẫm lắp ráp chúng ba lần. Cuối cùng tôi ở trong nguy cơ bị bắt và đã phải rút lui. Áo khoác của Trẫm bị các viên đạn xuyên thủng, hai con ngựa chiến của Trẫm đã bị bắn chết. Bất hạnh của Trẫm là Trẫm vẫn còn sống... Quân ta thua rất to: Để Trẫm vẫn còn 3.000 lính từ một đội quân 48.000 người. Tại thời điểm này, trong đó Trẫm báo cáo tất cả điều này, tất cả mọi người là trên chạy, Trẫm không có chủ nhiều hơn đội quân của mình. Tư duy của sự an toàn của bất cứ ai ở Berlin là một hoạt động tốt... Đó là một thất bại tàn nhẫn mà Trẫm sẽ không tồn tại. Các hậu quả của trận đánh sẽ thể tồi tệ hơn trong cuộc chiến đó. Trẫm không có bất kỳ nguồn lực nhiều hơn, và - thẳng thắn thú nhận - Trẫm tin rằng mọi thứ đã mất. Trẫm sẽ không thể sống còn trong cảnh vong quốc. Từ biệt mãi !

Phriđrích II sau thảm họa Kunersdorf, họa phẩm của Richard Knötel.

Nhưng quân Nga không truy kích, hào khí của vua Friedrich II Đại Đế và toàn quân nhanh chóng hồi phục. Sau trận Kunersdorf (cũng như trận Kolín trước kia), ba quân vẫn tôn sùng nhà vua như thể sau những chiến thắng hiển hách của ông vậy. Ngoài ra, chiến thắng của liên quân Tây Đức dưới sự chỉ huy của Thống chế Phổ - Vương công Ferdinand xứ Brunswick trước quân Pháp trong trận Minden cùng năm đã giảm bớt gánh nặng cho ông sau cuộc tranh đấu ác liệt với quân Nga và thảm bại Kunersdorf.[36] Dù vậy, thảm bại này đã xóa mất những ý nghĩa của các thắng lợi của ông trước kia, gây tổn hại đến danh tiếng của ông như là một nhà chỉ huy quân sự tài năng và chiến dịch năm 1759 trở thành một "chiến dịch tồi tệ" của ông.[37][38][39][40] Tuy quân đội Sa hoàng đã không thể hạ gục nước Phổ sau khi đại thắng vua Phổ, giờ đây ông đã lâm vào hiểm nguy.[41] Sau trận Kunersdorf - vốn cũng thể hiện thiên tài quân sự của ông như các trận thắng của ông vậy[42], quân ông còn gặp phải vài chiến bại nữa, nhưng rồi ông vẫn sống sót sau chiến dịch khủng khiếp vào năm 1759. Ấy là nhờ những cống hiến của Hoàng thân Friedrich Heinrich Ludwig của ông. Với những cuộc hành quân hiển hách của mình, vị Vương đệ này đã giữ vững thành Breslau về tay nước Phổ.[43] Trong giai đoạn tiếp tới của cuộc chiến, Friedrich II Đại Đế giành được nhiều thắng lợi như trận Liegnitztrận Torgau vào năm 1760, rửa sạch nỗi nhục ở Kunersdorf[5]. Những sóng gió giữa thảm họa Kunersdorf và chiến thắng Liegnitz đã chứng tỏ sự kiên cường anh dũng của vị vua Phổ tài năng trong chiến tranh.[44] Kết thúc cuộc Chiến tranh Bảy năm thì ông - bất chấp những thảm bại ở Kolín và Kunersdorf[45] - đã giữ vững được đất nước,[46] và ông luôn tỏ ra kinh sợ trước sức mạnh của Đế quốc Nga, vì kinh nghiệm mà ông đã nếm trải trong trận Kunersdorf đẫm máu này - vốn được xem là thất bại bi đát nhất của vua Phổ cũng như một trong hai đại thắng tiêu biểu của quân Nga trong chiến tranh, cùng với trận Züllichau trước đó.[47][48][49] Những thắng lợi của Quân đội Nga trước Friedrich II Đại Đế như trận Kunersdorf đã khiến cho họ trở thành một lực lượng quan trọng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm và gây nên cho người Nga những ký ức huy hoàng về Sa hoàng Pyotr I Đại Đế năm xưa.[50][51][52] Ngoài ra, thắng lợi vẻ vang của quân Nga ở Kunersdorf có sự tham gia của Đại Nguyên soái Aleksandr Vasilyevich Suvorov sau này, và mở ra sự nghiệp bách thắng của ông.[53]

Vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, sau khi Thủ tướng Bismarck bị Hoàng đế Wilhelm II sa thải, ông từng nói: "Chúng ta hãy hy vọng rằng trong cơn khủng hoảng Hoàng đế sẽ dũng cảm và sẵn sàng hy sinh như Friedrich II Đại Đế ở Zorndorf, Hochkirch và Kunersdorf,"[54]. Vào năm 1918, lúc nước Đức gần thất trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, vua Wilhelm II có lúc không muốn thoái ngôi, và nhiều người có tư tưởng cực đoan nghĩ rằng ông không muốn thoái vị mà muốn "xông lên tiền tuyến đằng trước một Trung đoàn" - mà Vương triều nhà Hohenzollern đã có một tiền lệ thể hiện qua câu thét của nhà vua Friedrich II Đại Đế lúc tàn binh đang tháo chạy qua các cây cầu sông Oder sau khi bị đánh tan ở Kunersdorf: "Sẽ không có một viên đạn ghê tởm nào giết chết Ta chứ ?"[55][56] Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi Đức Quốc xã đại bại ở trận Stalingrad (1943), Bộ Tuyên truyền Đức có truyền đơn như sau:[57]

Giờ đây, chúng ta có lẽ bước thời đại Friedrich của cuộc chiến khốc liệt và quyết định này. Friedrich II từng bị đánh bại thảm hại trong các trận Kolín, Hochkirch và Kunersdorf. Hậu quả của những trận đánh này là những thảm họa kinh khủng, còn tệ hại hơn hẳn những trận đánh mấy tuần nay trên mặt trận phía Đông. Tuy nhiên, sau trận Kolín là chiến thắng Leuthen, sau các trận HochkirchKunersdorf là những chiến thắng tại Liegnitz, Torgau và Burkersdorf - và cuối cùng là thắng lợi quyết định của Quân đội Phổ trong bảy năm chinh chiến...

Khi Hồng quân Liên Xô đã tiến gần đến thủ đô Berlin, Lãnh tụ Adolf Hitler luôn tỏ ra căm ghét người Nga và thảm họa Kunersdorf của Friedrich II Đại Đế đã trở thành một ký ức nảy lửa và đầy tính cảnh báo cho ông ta.[58]